Sapo - nền tảng số có hệ thống IAP dẫn đầu trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp

Bài học từ Trung Quốc

Báo cáo thường niên Chuyển đổi Số năm 2023 ghi nhận 500 doanh nghiệp có thang điểm dao động từ 2,4 – 3,3 điểm, tức từ mức Phát triển cho đến Nâng cao.

Ở giai đoạn Phát triển, số hóa là một phần không thể thiếu trong chiến lược của doanh nghiệp. Do đó, các hoạt động, kế hoạch để triển khai chuyển đổi số đã được thực thi, nhưng việc đo lường và quản lý công tác thực hiện chuyển đổi số vẫn còn nhiều thách thức, chưa thật sự hiệu quả.

Bước sang giai đoạn Nâng cao là khi chuyển đổi số đã được tích hợp vào các hoạt động của doanh nghiệp, nhưng việc mở rộng quy mô và triển khai thành công ở tất cả các phòng ban vẫn còn gặp khó khăn. Doanh nghiệp tiến tới thành doanh nghiệp số còn khó khăn. Như vậy có thể thấy đa phần doanh nghiệp đã có nhận thức tốt về chuyển đổi số nhưng quá trình thực thi còn khó khăn.

sapo

Sapo tham dự sự kiện VOBF 2024 với vai trò nhà tài trợ đồng hành

Lý giải việc đưa các giải pháp số vào ngành nghề truyền thống của Việt Nam còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu, ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế xã hội số, Bộ thông tin và Truyền thông chia sẻ bài học chuyển đổi số của Trung Quốc. Cách đây khoảng 15 năm, đất nước này cũng giống Việt Nam, tức tỷ trọng ngành công nghiệp ICT chiếm 60-70% kinh tế số và số hóa các ngành công nghiệp từ 30-40%. Trong 15 năm qua, Trung Quốc tăng dần tỷ trọng của số hoá các ngành công nghiệp bằng các chương trình như Internet Inductry, Internet + (kết hợp iternet vào các ngành như nông nghiệp, công nghiệp, logistics...) sau đó đến AI+ (kết hợp trí tuệ nhân tạo vào các ngành).

“Việt Nam cũng đang ở vị trí của Trung Quốc cách đây hơn 10 năm, phần kinh tế số lõi ICT vẫn cao hơn kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực, tỉ lệ 60-40. Chúng ta bắt đầu từ bài học đó”, ông Tuấn nói.

Thiếu vốn vẫn có thể chuyển đổi số

Cuối tháng 12/2023, trong cuộc họp với Ủy ban Chuyển đổi số Quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đặt yêu cầu năm 2024 là năm kinh tế số với 4 trụ cột: kinh tế số lõi ICT, số hóa các ngành kinh tế, dữ liệu và quản trị số. Trong đó số hóa các ngành kinh tế là mũi nhọn chính trong năm nay và các năm tiếp theo phải làm.

Ông Tuấn lý giải, trong chuyển đổi số có 2 phần quan trọng là “chuyển đổi” và “số”. Quan trọng nhất là chuyển đổi, còn số chỉ là công cụ. Chuyển đổi bắt đầu từ nhận thức. Trong những năm qua, từ trung ương đến địa phương, báo chí truyền thông... đã làm tốt công tác chuyển đổi nhận thức để mọi người dân, doanh nghiệp thấy rằng chuyển đổi số là quan trọng.

Chuyển đổi thứ 2 là hệ thống pháp luật. Nếu không có hệ thống pháp luật tốt thì không chuyển đổi số thành công. Ví dụ doanh nghiệp, tổ chức muốn kí hợp đồng điện tử, thì nó phải được coi là hợp đồng chính thức, tương đương hợp đồng giấy không, đi kèm là phải có một hệ thống pháp luật.

sapo

Chuyên gia Sapo chia sẻ về những cải tiến công nghệ mới của công ty trong thời đại chuyển đổi số

“Năm 2023, Luật giao dịch điện tử được ban hành và có hiệu lực từ 1/7/2024. Tới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các bộ ngành cơ quan phải xây dựng nghị định để chuyển toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành, lĩnh vực lên môi trường mạng, coi môi trường mạng tương đương với môi trường thực và dần dần xóa bỏ giấy tờ. Chỉ có cách chuyển đổi đúng pháp luật lên môi trường mạng thì mới đẩy kinh tế số các ngành, lĩnh vực”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Tiếp theo, vị này nhấn mạnh chuyển đổi số phải có mô hình mẫu thành công. Các doanh nghiệp thấy rằng chuyển đổi số quan trọng, luật pháp bắt đầu thay đổi, nhưng họ không biết bắt đầu từ đâu, như thế nào. Bộ Thông tin và Truyền thông phải xây dựng các mô hình mẫu và quảng bá các mô hình mẫu tới các nhà máy có hệ thống máy móc công nghệ cũ, giúp họ học hỏi cả thành tựu và thất bại lẫn nhau.

“Không nên học 1-1 các mô hình từ quốc tế vì có thể họ thành công nhưng áp dụng ở ta chưa chắc vì khác về văn hóa, trình độ công nghệ. Chúng tôi phải tìm 1-2 năm mới ra kết quả của những doanh nghiệp trong nước thành công. Nếu chọn mô hình chưa chuẩn thì áp dụng cho doanh nghiệp khác cũng thất bại”, ông Tuấn nói. 

Khó khăn hiện tại của đa phần doanh nghiệp là thiếu vốn. Bỏ 1 đồng vốn vào chuyển đổi số, người lãnh đạo cũng rất đau đầu, không biết có thành tựu hay không. Vì vậy ngoài việc học tập các mô hình mẫu, các ngân hàng cũng phải mạnh dạn cho doanh nghiệp vay vốn.

“Chúng tôi cũng chỉ đạo các doanh nghiệp số làm thử, làm mẫu không tính tiền trong vòng 6 tháng đến 1 năm. Sau thời gian đó, nếu doanh nghiệp thấy hiệu quả sẽ thuê hoặc mua. Chỉ có cách thử mới biết hiệu quả. Có thể thử tại doanh nghiệp này chưa tốt thì sẽ sang doanh nghiệp kia. Trong thời gian qua, các nền tảng số trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp thông thường đã có hệ thống IAP khá tốt như Sapo, Misa, Kiot Việt...”, ông Tuấn nói.

Hiện nay, nguồn nhân lực ICT rất hiếm và khó. Trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài lũ lượt sang Việt Nam mở nhà máy, bán dẫn, hút nguồn lao động giỏi thì lại càng thiếu. Nguồn nhân lực cho chuyển đổi số từng doanh nghiệp, từng nhà máy, xí nghiệp đều thiếu. Ông Tuấn cho biết việc này đang được cố gắng giải quyết bằng cách thay vì doah nghiệp, tổ chức phải nuôi cơ hữu đội ngũ ICT thì có thể thuê dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ số. Hiện tại, các doanh nghiệp chủ yếu thực hiện chuyển đổi số trên cloud, kể cả hệ thống MES (hệ thống điều hành thực thi và sản xuất).

“Nếu doanh nghiệp chưa sẵn sàng thì có thể dùng cloud, tức dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu và không phải nuôi hệ thống đó”, vị chuyên gia gợi ý.

Bắt đầu dùng thử miễn phí 7 ngày Dùng thử miễn phí 7 ngày

Để trải nghiệm phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp cùng Sapo

ic1Asset 1